Chùa Cầu Hội An – Linh Hồn Phố Cổ

Chùa Cầu Hội An du khách thập phương biết đến là biểu tượng du lịch của khu phố Hội An. Ngôi chùa đã gây ấn tượng mạnh bởi kiến trúc mang đậm phong cách Nhật Bản. Hơn hết, địa danh này cũng được in trên tờ tiền 20.000 VNĐ của Việt Nam,vậy hãy cùng Cocobox tìm hiểu về ngôi chùa này nhé!

Giới thiệu về chùa Cầu Hội An

Chùa Cầu Hội An tiếp giáp giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú, đây là công trình bắc qua một con lạch nhỏ thông với sông Hoài. Chùa Cầu là một công trình lịch sử tuyệt vời được giao thoa giữa nền văn hóa kiến trúc Việt Nam và Nhật Bản. 

Nhiều khách quan thắc mắc chùa Cầu Hội An thờ vị thần nào? Nơi đây không thờ thần phật mà chùa Cầu thờ vị thần bảo hộ xứ sở mang lại niềm vui và hạnh phúc đến cho con người là Bắc Đế Trấn Võ.

Chùa Cầu có thời gian mở cửa tham quan như sau:

  • Thời gian mở cửa: 9:00 – 11:00/15:00 – 22:00;
  • Giá vé: 80.000 VNĐ/lượt khách.
Chùa cầu Hội An thờ Bắc Đế Trấn Võ
Chùa cầu Hội An thờ Bắc Đế Trấn Võ

Tìm hiểu về lịch sử chùa Cầu Hội An chi tiết

Vào thế kỷ 17, chùa Cầu được người dân Nhật Bản góp tiền xây dựng và theo truyền thuyết ngôi chùa này được coi là 1 thanh kiếm đâm xuống lưng của quái vật Namazu. Chính vì vậy, Namazu không thể quẫy đuôi và gây ra động đất được nữa. Sau đó, họ dựng thêm chùa nối vào lan can phía Bắc và nhô ra giữa thân cầu nên được gọi với cái tên chùa Cầu.

Đọc Thêm  Khách Sạn Gần Phố Cổ Hội An - Top 11 Địa Chỉ Giá rẻ, View Đẹp

Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Châu đến thăm Hội An đã đặt tên cho chiếc cầu cái là Lai Viễn Kiều với ý nghĩa “Cầu đón khách phương xa”. Theo tài liệu tham khảo ở xà nóc và văn bia đầu cầu thì chiếc cầu này đã được xây dựng lại vào năm 1817. Ngôi chùa cũ trên cầu lúc đó có lẽ cũng được xây dựng lại vào thời điểm này. 

Sau đó vào các năm 1817, 1865, 1915 và 1986, chùa được trùng tu và dần mất đi các yếu tố văn hóa Nhật Bản, thay thế bằng kiến trúc mang phong cách Việt và Trung. Đến ngày 17/12/1990, chùa Cầu được nhà nước ta cấp bằng Di tích Lịch sử – Văn hóa quốc gia.

 Hình ảnh chùa Cầu với lịch sử mang giá trị văn hoá
Hình ảnh chùa Cầu với lịch sử mang giá trị văn hoá

Lối kiến trúc của Chùa Cầu Hội An

Ban đầu chùa Cầu Hội An là công trình kiến trúc mang đậm phong cách Nhật Bản nhưng sau nhiều lần trùng tu chùa Cầu hiện nay có nét độc đáo của ngôi chùa Việt Nam, Trung Quốc.

Tổng chiều dài chùa Cầu khoảng 18m, chiều rộng 3m được bắc qua nhánh sông. Cây cầu xây hoàn toàn từ gỗ cùng những chi tiết trạm trổ vô cùng tinh xảo. Cấu trúc cầu bên trong chùa Cầu Hội An là mặt phẳng gồm ba phần chính: hai phần đầu cầu cùng một phần thân cầu. Mỗi đầu cầu gồm 3 nhịp, phần thân cầu với 5 nhịp được đặt trên các trụ gạch cắm thẳng xuống nước. 

Lối kiến trúc của Chùa Cầu độc đáo
Lối kiến trúc của Chùa Cầu độc đáo

Ngôi chùa được ngăn cách với cây cầu bằng một lớp vách gỗ ván cùng bộ cửa bức bàn thượng song hạ bản được coi là đặc trưng trong kiến trúc nhà cổ của Việt Nam. Tất cả hệ khung của công trình đều được làm bằng gỗ với 3 hệ mái tương ứng với 3 phần cầu. 

Đọc Thêm  Quán Ăn Tối Ngon Ở Hội An - 8 Địa Chỉ Khiến Thực Khách Mê Mẩn

Mái chùa Cầu là kiểu mái ngói âm dương kết hợp phần mái che vòng cung độc đáo, thêm đó là hai bên là hành lang hẹp để nghỉ mát. Phần mái chùa có rất nhiều chi tiết trang trí tỉ mỉ trên bờ nóc và bờ chảy. Đặc biệt những chiếc đĩa gốm men lam được khảm kỳ công trên mái.

Mái chùa Cầu là kiểu mái ngói âm dương
Mái chùa Cầu là kiểu mái ngói âm dương

Tham Khảo: Kinh Nghiệm, Địa Điểm Du Lịch Hội An Từ A – Z

Các điểm du lịch gần chùa Cầu Hội An

Theo kinh nghiệm du lịch Hội An, bạn có thể tham quan một số địa điểm gần chùa Cầu Như sau:

Từ Chùa Cầu, bạn có thể đi tới một thương cảng nổi tiếng vào thế kỷ giữ 16 -17 và để cảm nhận được không khí rất riêng tại đây. Với những đình chùa lớn nhỏ, miếu thờ, mộ cổ và những ngôi nhà cổ đẹp mắt. Điều này đã làm nên bức tranh Hội An nhuốm màu thời gian đặc biệt không quên ghé qua nhà cổ Tân ký và nhà cổ Phùng Hưng để check in.

Chùa Cầu Hội An trên tờ tiền nào có thể là điều mà nhiều du khách thắc mắc. Chùa Cầu còn là công trình kiến trúc được đề cao tại Việt Nam. Bằng chứng rõ ràng nhất đó chính là việc hình ảnh chùa Cầu Hội An được in trên đồng tiền polymer 20.000 VNĐ. Một lần nữa đã khẳng định sự đặc biệt và ý nghĩa sâu sắc của danh lam thắng cảnh nổi tiếng này.

Đọc Thêm  Rừng Dừa Bảy Mẫu Hội An - Điểm Đến Hấp Dẫn Miền Sông Nước
Điểm du lịch quanh chùa Cầu
Điểm du lịch quanh chùa Cầu

Một số lưu ý cần nhớ khi tham quan chùa Cầu Hội An

Nhằm giúp chuyến tham quan chùa Cầu thật thuận tiện và trọn vẹn, du khách nhớ bỏ túi ngay một số lưu ý hữu ích dưới đây:

  • Bạn cần mua vé để tham quan di sản văn hoá khi đến với chùa Cầu Hội An.
  • Bạn còn được tham gia một số chương trình biểu diễn đường phố vào lúc 19h20 đến 20h30 tại phố cổ.
  • Nên thuê hướng dẫn viên khi đi tham quan chùa Cầu để khám phá được văn hoá và lịch sử của di sản này.
  • Thời điểm tham quan chùa Cầu lý tưởng là khoảng 9h sáng hoặc 2h đến 3h chiều sẽ không quá đông người qua lại.
  • Chùa Cầu là địa điểm tâm linh do đó khi tham quan và hành hương bạn không nên chen lấn. Đồng thời hãy đi nhẹ, nói khẽ và lặng im quan sát để bày tỏ lòng thành kính cũng như hành xử văn minh nhé.
Một số lưu ý cần nhớ khi tham quan chùa Cầu Hội An
Một số lưu ý cần nhớ khi tham quan chùa Cầu Hội An

Kết luận

Chùa Cầu Hội An là điểm tham quan du lịch độc đáo mà du khách nên ghé thăm trải nghiệm. Hy vọng thông qua những nội dung được Cocobox chia sẻ, quý vị độc giả sẽ có thêm kiến thức và hiểu biết để chuẩn bị cho chuyến du lịch đầy ý nghĩa cùng gia đình mình nhé!

Cập nhật lúc: 10:16, 24/03/2023

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *